Từ xưa đến nay, hoa cúc luôn được xem là thảo dược có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vì vậy, nó là “vị thuốc” quen thuộc trong nhiều bài thuốc hay. Nhờ công dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện giấc ngủ. Cũng như các tác động tích cực đến đường huyết, dạ dày hay làn da. Vậy hoa cúc tuyệt vời như thế nào với sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng Za Cool tìm hiểu thật tường tận về món quà quý này nhé !
Theo nghiên cứu khoa học, trong hoa cúc có: Flavones, Apigenin, Luteolin, Thymol, Tricosane, Bisabolol… với nhiều công dụng được nêu rõ trong bài viết này. Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, trong trà hoa cúc còn chứa Apigenin, có tác dụng ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào ung thư hiệu quả.
Tác dụng của Hoa Cúc đã được công nhận qua nhiều nghiên cứu khoa học
Thanh nhiệt, giải độc
Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Vì vậy, nó thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, đinh nhọt,…
Hơn nữa, so với các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt khác, hoa cúc còn giúp sáng mắt, làm tinh thần sảng khoái, hạ huyết áp. Hoa cúc phù hợp với trẻ em và cả những người trưởng thành.
Đặc biệt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả của loại hoa này sẽ rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc văn phòng. Họ thường xuyên phải ngồi trước máy tính, đối mặt với căng thẳng, áp lực công việc. Do đó mà ít có thời gian vận động, ăn uống không đủ chất.
Kháng khuẩn
Hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa. Và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hiệu quả. Phần lớn là nhờ có chứa hoạt chất Bisabolol. Vì vậy, nó là “khắc tinh” của mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác. Nhờ tính kháng khuẩn, trà hoa cúc còn có thể ngăn ngừa lão hóa, làm sạch cơ thể. Bên cạnh đó, tăng cường nước cho da, tránh khô, ngứa da,…
Theo nghiên cứu dược lý, hoa còn có tác dụng ức chế khuẩn lỵ trực trùng, tụ cầu vàng. Hay vi khuẩn gây bệnh thương hàn, liên cầu trùng dung huyết beta, ức chế một số loại nấm ngoài da …
Cải thiện mức đường huyết
Julie Upton, chuyên gia y khoa kiêm người sáng lập tổ chức Appetite for Health cho biết hoa cúc rất có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường nhờ khả năng cân bằng đường huyết. Các hợp chất Esculetin và Quercetin trong loại hoa này đã được chứng minh sở hữu tác dụng này.
Các nghiên cứu khoa học gần đây cũng chỉ ra rằng tiêu thụ trà hoa cúc thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết và các biến chứng tiểu đường khác. Nó ức chế lượng đường trong máu và tăng lưu trữ glycogen ở gan.
“Uống trà hoa cúc hàng ngày có thể làm giảm mức đường huyết, tránh mức đường trong máu cao và các biến chứng bệnh tiểu đường”. Ishi Khosla, một nhà dinh dưỡng lâm sàng ở Delhi (Ấn Độ) từng nói.
Nghiên cứu của TAP về tác dụng của Hoa cúc
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tea Advisory Panel (TAP) – một nhóm chuyên gia trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng và chế độ ăn uống của Anh. Đã chỉ ra những tác dụng mạnh mẽ của trà hoa cúc. Nghiên cứu của TAP cho thấy trà hoa cúc có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Nghiên cứu đã kết luận rằng loại hoa này có thể “giảm đáng kể lượng cholesterol và giúp cải thiện mức đường huyết, mức insulin và mức lipid máu”. Điều này rất có ý nghĩa, vì mức cholesterol và đường huyết cao đều là tiền đề dẫn đến bệnh tim.
Cải thiện chứng mất ngủ
Ngoài ra, hoa cúc còn rất tốt cho những người bị các chứng mất ngủ. Bị nóng bứt rứt khó chịu, tinh thần căng thẳng, tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, khó tập trung…
Trà hoa cúc là liệu pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Sử dụng loại trà này trong vòng 2 tuần có thể giảm các triệu chứng liên quan tới giấc ngủ. Jeremy Fenton, dược sĩ kiêm chuyên viên y tế tại phòng khám Schweiger Dermatology – New York cho biết, hợp chất Flavonoid Apigenin được tìm thấy ở hoa cúc còn giúp hình thành các thụ thể Benzodiazepine trong não. Các thụ thể này có khả năng giải tỏa căng thẳng, trị chứng mất ngủ và lo âu hiệu quả.
Chất Phytochemical trong trà hoa cúc có ba tác dụng chính đối với hệ thần kinh Trung Ương. Theo một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí thần kinh học Châu Âu – EN. Điều cuối cùng trong đó là gây ra buồn ngủ.
- Đầu tiên, các chất Phytochemical ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Đáng chú ý là các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin và Dopamine. Cơ bản, Serotonin và Dopamine có thể cải thiện giấc ngủ, tăng cường tâm trạng và giảm trầm cảm.
- Thứ hai, các chất Phytochemical này cũng hoạt động với GABA để thúc đẩy trạng thái bình tĩnh. Gamma-Aminobutyric Acid là một chất đóng vai trò ngăn cản các truyền dẫn căng thẳng và bất an đến hệ thần kinh
- Thứ ba, hoa cúc có lợi cho các tế bào thần kinh, chịu trách nhiệm cho giấc ngủ. Các Neurohormone cần thiết nhất có liên quan là Melatonin – điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của chúng ta
Giảm căng thẳng, giải tỏa lo âu
Hoa cúc thường được sử dụng để ngăn ngừa sự lo lắng và giúp cơ thể thư giãn. Theo Solomon Evans, chuyên gia tâm lý kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp). Loại thảo dược này rất hữu ích cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu tổng thể. Những người này sau khi dùng chiết xuất hoa cúc liên tục trong 8 tuần đã giảm bớt các triệu chứng rối loạn thần kinh đáng kể.
Giúp vết thương mau lành
Hoa cúc còn có tác dụng chữa lành những vết cắt do bạn vô tình gây nên. Nghiên cứu đến từ Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ) đã chứng minh khả năng phục hồi vết thương từ việc xóa hình xăm. Các chuyên gia cho biết, vết thương sẽ dễ đóng vảy và lành nhanh hơn khi đắp hoa cúc lên da.
Viêm lợi có thể gây đau, đỏ và sưng tấy khoang miệng. Gây nhiều khó khăn trong việc nhai, nuốt. Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về răng miệng kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe Missouri cho biết. Tích tụ nhiều mảng bám trên răng thường là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này. Hoa cúc được dùng như một loại thuốc sát trùng, tiêu diệt nhân tố có hại cho sức khỏe lợi. Bằng cách súc miệng với hoa cúc 2 phút mỗi lần, 3 lần một ngày.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Trà hoa cúc có khả năng giảm viêm nhiễm và hạn chế kích thích đường ruột. Trẻ em có thể giảm tiêu chảy và các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm Nhà nghiên cứu Y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering, New York. Hoa cúc được dùng để trị chứng khó tiêu, đau bụng, hội chứng ruột kích thích và đau dạ dày.
Điều trị bệnh trĩ
Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ) cho hay. Bệnh trĩ gây sưng tĩnh mạch ở khu vực hậu môn hoặc trực tràng. Căn bệnh này chủ yếu bắt nguồn từ táo bón. Những ai sử dụng chiết xuất của loại hoa này trong thời gian 2 tháng có thể giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất đau, ngứa do trĩ gây nên. Hoa cúc cũng giúp hạn chế viêm nhiễm và tăng cường lưu thông đường ruột.
Cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch
Một nghiên cứu trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (2005), cho thấy nồng độ Hippurate đã tăng lên ở những người tình nguyện tiêu thụ 5 tách trà hoa cúc nguyên chất trong hai tuần.
Hippurate tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách chống lại vi khuẩn. Đây là lý do tại sao nhiều người chọn uống Trà hoa cúc khi bị cảm lạnh hoặc cúm.
Trà hoa cúc có thể thư giãn hệ thống tiêu hóa. Do đó, hỗ trợ các rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, say tàu xe, buồn nôn. Hơn nữa, với đặc tính chống viêm đáng kinh ngạc, một cốc trà hoa cúc sẽ khiến bạn thấy tốt hơn.
Giúp giảm đau bụng kinh
Nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc có thể giúp giảm đầy hơi, lo lắng, đổ mồ hôi, thiếu ngủ và thậm chí thay đổi tâm trạng. Nhiều người trong chúng ta sẽ biết rõ rằng các triệu chứng này là một phần của chu kỳ kinh nguyệt.
Lý giải cho khả năng đặc biệt này là nhờ các đặc tính chống viêm. Hơn nữa, bản chất thư giãn của loại trà này cũng có thể làm dịu cơ thể và tâm trí.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ đã phát hiện. Những người tiêu thụ 5 tách trà từ cúc trong hai tuần đã tăng mức Glycine, một loại axit amin có thể làm giảm co thắt và thư giãn thần kinh. Nó cũng có thể hỗ trợ triệu chứng chuột rút tử cung và căng thẳng thần kinh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Giúp cải thiện tình trạng da
Khả năng chống oxy hóa và chống viêm cũng đem đến một số lợi ích sức khỏe ngoài da. Thoa trà lạnh lên một vùng da cụ thể có thể làm giảm thâm và nếp nhăn.
Ngoài ra, trà hoa cúc để hạn chế mụn trứng cá hay các dị ứng liên quan đến da. Vì vậy bạn có thể thử dùng trà hoa cúc hàng ngày. Không chỉ thanh nhiệt, giải độc cơ thể mà còn đẹp da nữa !
Tác dụng tuyệt vời khác của Hoa cúc
Bên cạnh đó, uống trà hoa cúc có khả năng giúp giảm đau nửa đầu, loét miệng, dạ dày. Nó cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ lượng chất chống oxy hóa dồi dào.
Hoa Cúc được kết hợp với nhiều thảo dược khác
Hoa cúc được dùng kết hợp với các loại thảo dược khác giúp thanh nhiệt, giải độc và chữa bệnh rất hiệu quả. Bạn có thể kết hợp loại hoa này với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt. Giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt. Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh sẽ cho bài thuốc giúp giải độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm gan cấp tính. Cũng có thể kết hợp với phục linh để cho sắc mặt tươi tắn, làn da sáng mịn, tăng tuổi thọ.
Hoa cúc đã được “trọng dụng” từ cổ xưa ở nhiều nơi
Ai Cập
Người Roman, Hy Lạp, Ai Cập cổ đại thường dùng hoa cúc cho các bài thuốc quý. Họ dùng cánh và nhụy hoa để pha trà, làm thuốc hay bào chế tinh dầu. Giúp giải tỏa căng thẳng, ngăn ngừa chứng mất ngủ, hạn chế tiêu chảy và cải thiện tiêu hóa.
Hy Lạp
Dioscorides là một bác sĩ, nhà thực vật học người Hy Lạp, ở vào khoảng A.D 40 – 90. Ông đã sử dụng hoa cúc để chữa các bệnh liên quan đến rối loạn đường ruột, thần kinh và gan. Người Hy Lạp cổ đại cũng sử dụng nó để điều trị sỏi thận.
La Mã
Một trong những bác sĩ nổi tiếng nhất thời bấy giờ, Pliny the Elder (23 – 79 CE), đã ghi lại khả năng của Hoa cúc để giảm chứng đau đầu và giảm viêm gan, thận.
Người La Mã có thể đã sử dụng cúc La Mã cho các tình trạng về da và rối loạn tiêu hóa.
Anglo Saxons
Một thời gian sau khi người La Mã rời khỏi Quần đảo Anh. Người Anglo Saxons đã sử dụng Hoa cúc để xua đuổi bệnh tật và tăng cường sức khỏe tổng thể. Họ cũng coi hoa cúc là một trong chín loại thảo mộc linh thiêng cùng với Ngải cứu (Artemisia Vulgaris), Chuối mễ (Plantago Major), Cải Xoong (Nasturtium Docinale), Cây Tầm ma (Urtica Dioica), Táo dại (Pyrus Malus), Cây Hoắc hương (Stachys Betonica) và Hạt Thì là (Foeniculum Vulgare).
Y học Phương Đông
Trà hoa cúc từ lâu đã được sử dụng trong y học phương Đông để bồi bổ sức khỏe, an thần và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường. Sách Bản thảo cương mục của danh y Lý Thời Trân (đời Minh) cho rằng, hoa cúc có thể dùng ăn sống, ăn chín hoặc nấu canh giúp thanh nhiệt, giải độc, mát trong.
Sử dụng hoa cúc có tác dụng phụ không ?
Có, nhưng chỉ trong những trường hợp ít ỏi. Người tiêu dùng nên nhận thức được rằng số lượng lớn có thể tạo ra thuốc an thần. Đây là lý do một người nên theo dõi lượng trà hoa cúc mà họ sử dụng, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Có nên dùng hoa cúc khi mang thai? Có, nhưng nên theo dõi số lượng. Trà hoa cúc có lợi cho thai kỳ. Tuy nhiên, người ta nên tự giới hạn ở mức 1 hoặc 2 cốc. Bạn cũng nên cẩn thận khi xem xét dùng cho trẻ sơ sinh. Nói chuyện với bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc một chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác nếu có bất kỳ quan ngại nào.
Vì hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn. Thường bị lạnh bụng, tiêu lỏng, thường bị ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp… thì không nên dùng.
Dùng hoa cúc vào lúc nào là hợp lý !
Về thời gian sử dụng, nếu dùng để giải khát, thanh nhiệt, giải độc, có thể uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nếu dùng trong trị liệu, tốt nhất bạn nên uống 2 – 3 lần trong ngày, trước bữa ăn từ 1 đến 2 giờ.
Nước mát Za Cool với thành phần Hoa cúc từ thiên nhiên 100%
Nước mát 6 vị Za Cool kết hợp hoa cúc cùng một số thảo mộc thiên nhiên khác như râu bắp, rễ tranh, mía lau, lá thuốc dòi, Actiso. Giúp mang lại hiệu quả thanh nhiệt, giải độc tốt nhất, cùng nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Trong khi, thanh nhiệt 3 vị Za Cool có thêm hoa kim ngân và chanh để giúp bổ sung vitamin C và nâng cao đề kháng bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giải độc cực hiệu quả.
Mua ngay sản phẩm Za Cool chính hãng Tại đây.
Tìm hiểu thêm thông tin về nước mát Za Cool, Xem thêm.
Pingback: Xu hướng đồ uống mới lạ năm 2023 bạn cần biết | Phoenix IT CO.